Đăng nhập thành viên

Thăm dò

Bạn thuộc độ tuổi nào?

13 tuổi - 17 tuổi.

18 tuổi - 24 tuổi.

25 tuổi - 30 tuổi.

30 tuổi - 50 tuổi.

Trên 50 tuổi

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 112


Hôm nayHôm nay : 4513

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 148815

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22117026

Trang nhất » Tin Tức » Quê Hương » Tin tức Hội

Thân tàn ma dại sau khi XKLĐ trở về

Thứ bảy - 07/07/2012 22:17
Hơn chục năm trở lại đây, người dân nghèo Hà Tĩnh đổ xô đi xuất khẩu lao động, làm việc trên các tàu đánh cá xa bờ của Đài Loan và Hàn Quốc ngày một nhiều. Những mong đổi đời từ những tháng ngày cô lập, bán sức lao động trên biển, song sự thật trần trụi từ những tháng ngày “làm nô lệ” nơi xứ người đã làm tan nát những giấc mộng thiên đường.
Thoát chết trở về, dài cổ chờ tiền bảo hiểm

Sự kiện tàu cá Jung Woo 2 của Hàn Quốc bùng cháy trên vùng biển Nam Cực vào đêm 11/1/2012 đã làm chấn động dư luận quốc tế.

Số người chết và mất tích đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, con số thương vong thì rất rõ ràng, trong đó có nhiều thuyền viên quê ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Mà đến nay, những nạn nhân bị bỏng nặng từ vụ cháy tàu đó vẫn chưa nhận được tiền bảo hiểm.

 
 
 

Các thuyền viên trở về từ tàu Jung Woo2 kể chuyện với PV
Riêng những lao động bị mất việc do ảnh hưởng từ vụ cháy tàu, không được bồi thường hợp đồng theo quy định khiến nhiều cảnh đời khi trở lại quê nhà trở nên bi đát, khi số nợ và lãi ngân hàng ngày một “đẻ” nhiều thêm ra.

Trong ngôi nhà nóng như nung lửa, anh Trần Văn Ngoan (SN 1991, quê ở xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) chìa tấm lưng và đôi chân chưa liền sẹo do bị bỏng trong vụ cháy tàu Jung Woo 2 cho chúng tôi biết: 

Anh được Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực (LOD) đưa đi với hợp đồng lao động 2 năm. Để lên được tàu Hàn Quốc “bán sức lao động”, gia đình anh phải chi phí hết 25 triệu làm các thủ tục cần thiết, với lương tháng 250 USD. 

Sau 2 tháng làm việc quần quật, chưa kịp nhận một đồng lương thì tàu bốc cháy. Anh là 1 trong 4 thuyền viên bị bỏng nặng phải điều trị dài ngày tại bệnh viện Hàn Quốc và Việt Nam. 

Ngày thoát chết trở về, với diện tích bỏng gần một nửa cơ thể, anh tạm ứng tiền lương 4 triệu đồng và được hỗ trợ thêm 2 triệu để chi phí thuốc men. Sau khi về Việt Nam, anh được hỗ trợ tổng cộng được 15,4 triệu đồng, theo như anh Ngoan nói, “đây chính là tiền thế chấp trước lúc lên tàu mà bất cứ thuyền viên nào cũng phải đóng”. 

Như vậy, đồng nghĩa với việc công ty có trách nhiệm tuyển và xuất khẩu thuyền viên đã lấy chính tiền thế chấp của người lao động để “hỗ trợ” cho người lao động khi bị thương tật!

Điều bức xúc nhất của anh Ngoan cũng như các nạn nhân bị bỏng trong vụ cháy tàu Jung Woo 2 đó là đến nay vụ việc xảy ra đã gần 5 tháng, nhưng anh chưa được Công ty LOD chi trả tiền bảo hiểm theo quy định. 

Anh Ngoan còn cho biết thêm, những thuyền viên trên tàu Jung Woo2 do công ty khác đưa đi, nếu bị bỏng đều đã được chi trả tiền bảo hiểm lên đến 60 triệu đồng, riêng những thuyền viên người Hàn Quốc còn được bồi thường bảo hiểm lên đến 10.000 USD. 

Cùng chung hoàn cảnh với anh Ngoan là anh Nguyễn Tú Liêm (SN 1986, quê ở Nghệ An). Anh cũng là lao động do Công ty LOD đưa đi, bị bỏng nặng trong vụ cháy tàu Jung Woo2, nhưng đến nay “ngoài số tiền hỗ trợ từ chính tiền thế chấp trước lúc lên tàu, em chưa nhận được một đồng tiền bảo hiểm nào”. 

Hành xử “kỳ lạ” của doanh nghiệp

Điều đáng nói là anh Ngoan và anh Liêm thường xuyên liên hệ với người có trách nhiệm của Công ty LOD, nhưng lần nào cũng được trả lời là “tiền đó là tiền cá nhân, yên tâm sẽ có”.

Người mà anh Ngoan, anh Liêm liên hệ qua điện thoại có tên là “chú Tân và chị Việt Hà”, đã lý giải để được chi trả tiền bảo hiểm “phải chờ kết quả giám định của Hội đồng giám định Trung ương”.

 
 

Thuyền viên Trần Văn Ngoan với các vết bỏng từ vụ cháy tàu Jung Woo2
Tuy nhiên, chờ đến lúc nào thì không biết! Khi mà giờ đây, mỗi giây, mỗi phút anh Ngoan và anh Liêm đang phải chống chọi với những con đau do vết bỏng kéo da, khiến các hoạt động bình thường trở nên rất khó khăn. 

Cùng là thuyền viên trên tàu Jung Woo2, nhưng may mắn hơn rất nhiều là những trường hợp không bị thương. Tuy nhiên, hệ lụy từ vụ cháy tàu đã đẩy tất cả các thuyền viên người Hà Tĩnh vào tình cảnh mất việc làm.

Không chỉ có thế, các nạn nhân trở về nước, ngoài việc không nhận được đầy đủ số tiền thanh lý hợp đồng, còn bị phía Công ty chủ quản viện dẫn rất nhiều lý do để thoái thác trách nhiệm, không phải chi trả tiền bồi thường hợp đồng theo quy định.

 

Thuyền viên Trần Văn Ngoan với các vết bỏng từ vụ cháy tàu Jung Woo2

Như trường hợp anh Trần Đình Phúc, sinh năm 1981, trú tại xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Anh được Cty LOD đưa đi với hợp đồng lao động 2 năm. Trước khi đi có ký giao kết hợp đồng, nếu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn mà không phải do lỗi người lao động, thì người lao động được bồi thường hợp đồng.


Vậy nhưng, trở về từ vụ cháy tàu Jung Woo2, anh Phúc chỉ được phía Hàn Quốc hỗ trợ 200USD, phía công ty hỗ trợ 1 triệu tiền xe, còn lại tất cả mọi chi phí anh phải chịu.

“Tiền bồi thường hợp đồng không được công ty xem xét, mà khi thanh lý hợp đồng còn bị trừ hơn 12 triệu đồng” - anh Phúc cho biết thêm. 

Riêng trường hợp của anh Bùi Văn Thành, ở xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh, thì sau khi hoàn thành hợp đồng với thời hạn 2 năm, vì làm tốt nên anh được chủ tàu cho gia hạn thêm một năm nữa, sáu tháng sau khi gia hạn hợp đồng thì tàu Jung Woo2 bị cháy, anh là một trong số 20 thuyền viên Việt Nam trên tàu may mắn thoát chết. 

Thế nhưng từ khi về nước đến nay anh và gia đình chưa nhận được đồng tiền bồi thường thiệt hại hay hỗ trợ nào từ phía Cty LOD. 

 

Trước những phản ánh trên của thuyền viên, ông Cù Nhật Tân, đại diện Cty LOD cho biết, riêng trường hợp Trần Văn Ngoan do bị thương nặng qúa nên phải chờ giám định của Hội đồng giám định trung ương.

Tuy nhiên, với thắc mắc, vì sao đã 5 tháng trôi qua, các thuyền viên do công ty khác đưa đi đã có tiền thì ông Tân nói rằng, do mỗi quý được 1 lần giám định nên cần phải chờ.

Đối với các trường hợp khác, ông Tân nói rằng phía công ty đã hỗ trợ nhiều rồi, không hiểu sao thuyền viên lại viết đơn phản ánh như thế? Việc trừ tiền do hợp đồng chấm dứt trước thời hạn là do vấn đề rủi ro (không phải lỗi thuyền viên), Cty không thực hiện việc bồi thường cho thuyền viên.


Nguồn tin: Huy Liêm - theo VNN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
SEX ONLINE, JAV ONLINE, SEX ONLINE| PORN ONLINE| JAV HD ONLINE|, Kho ga me lam, Tin tuc game, lien minh huyen thoai, fifa online,