Đăng nhập thành viên

Thăm dò

Bạn thuộc độ tuổi nào?

13 tuổi - 17 tuổi.

18 tuổi - 24 tuổi.

25 tuổi - 30 tuổi.

30 tuổi - 50 tuổi.

Trên 50 tuổi

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 53


Hôm nayHôm nay : 6795

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 59435

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 14136970

Trang nhất » Tin Tức » Quê Hương

Tỉnh Hà Tĩnh: Doanh nghiệp và dân tranh chấp đất 4 người phải cấp cứu

Thứ sáu - 07/12/2012 09:57
Hàng chục ngày qua, xã miền núi Hương Giang, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh chưa ngớt chuyện bàn tán “ông Thanh, 67 tuổi cùng đại gia đình đưa keo lên đồi bị lực lượng bảo vệ Công ty Cao-su Hương Khê ngăn cản, xô xát 4 người nhập viện”. Lí do, vùng đất của ông Thanh đang trồng thuộc đất quy hoạch Công ty TNHH Một thành viên Cao-su Hương Khê…

Cả nhà đi viện hai cháu nhỏ phải ở với bà nội.
 

 

Quyết định số 327/CT ngày 15-9-1992 của Hội đồng Bộ trưởng chủ trương Dự án trồng rừng 327, hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư, gắn phát triển kinh tế xã hội với ổn định cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào vùng kinh tế mới, đồng bào các dân tộc, củng cố quốc phòng, an ninh.

Biên bản hợp đồng giao khoán của Lâm trường Hà Đông về việc chăm sóc, bảo vệ rừng ngày 6-3-1997 ông Ngô Đức Thanh, xóm 12, xã Hương Giang được nhận khoán lô 21 khoảnh 1, tiểu khu 199 diện tích 2,2 ha, chịu trách nhiệm chăm sóc bảo đảm số lượng, chất lượng, thời gian. Nếu để mất rừng phải trồng lại, hoặc bồi thường thiệt hại cho Nhà nước để trồng lại rừng (Theo Nghị định 77 của Chính phủ ngày 26-11-1996).

Qua trận bão, rừng cây keo Lâm trường giao bị đổ gần hết, được sự đồng ý của chính quyền xã Hương Giang, ông Thanh thu hoạch và trồng keo tiếp. Trước ngày 16-11-2012, trồng 300 cây, ngày 16 trồng 1.200 cây, còn lại ngày chủ nhật trồng tiếp. Một số cán bộ Công ty Cao-su Hương Khê vào hỏi: “Ai cho trồng keo đây?”. Gia đình trả lời: “Đất có đầy đủ giấy tờ”, họ bỏ đi. 14 giờ 30 chiều, khoảng 15-16 người kéo vào nhổ keo mới trồng, đánh tới tấp.

Công ty TNHH MTV Cao-su Hương Khê cho rằng: Những năm 1994 - 1997, diện tích rừng và đất lâm nghiệp tại tiểu khu (TK) 199, xã Hương Giang thuộc quyền quản lí của Lâm trường Hà Đông. Đến 1996, Lâm trường Hà Đông (Nay là BQL rừng phòng hộ Ngàn Sâu) giao khoán cho 58 hộ dân xã Hương Giang, huyện Hương Khê thực hiện hợp đồng nhận khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng thuộc dự án 327. Trong đó, hộ ông Ngô Đức Thanh được nhận lô 21, khoảnh 1, TK 199 với diện tích 2,2 ha. Ngày 29-4-1997 UBND tỉnh Hà Tĩnh ra Quyết định số 515/QĐ-UB-NL2, chuyển giao toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp tại TK199. Sau khi đã có đầy đủ các cơ sở pháp lí về việc chuyển đổi mục đích sang trồng cao-su, Công ty đã họp bàn, thống nhất với UBND xã Hương Giang, đồng thời tổ chức, tuyên truyền, vận động 58 hộ dân thanh lí hợp đồng giao khoán. Bước đầu có 24 hộ đồng thuận thanh lí và nhận tiền hỗ trợ, số hộ còn lại đề nghị Công ty tiếp tục gia hạn 1 - 2 năm, tận dụng hiệu quả tài sản trên đất, trong đó có hộ ông Ngô Đức Thanh.

 

Khoảng 14 giờ 30 ngày 16-11-2012, ông Ngô Đức Thanh, Ngô Đức Tịnh, Võ Thị Cương, Phan Thị Hằng và một số người dân xã Hương Giang tiếp tục vào lô 21, khoảnh 1, TK 199 đào hố trồng keo, lực lượng bảo vệ rừng của Công ty yêu cầu các hộ dân đình chỉ. Vào tới hiện trường, ông Thanh buông lời mạt sát, thách thức lực lượng bảo vệ rừng và tuyên bố: "Thằng mô ngăn cản thì tau chém". Anh Võ Văn Bình, cán bộ bảo vệ rừng giải thích việc vi phạm của gia đình ông. Ông Thanh dùng dao chém thẳng vào người anh Bình, một số người trong nhóm dùng gậy gộc, dao xông vào. Trước tình hình náo loạn phức tạp, lực lượng bảo vệ Công ty lao vào khống chế dao, gậy, ẩu đả. Quá trình cấp cứu và chữa trị những người bị thương, lãnh đạo Công ty bàn bạc và thống nhất với đại diện gia đình ông Thanh chuyển 4 người bị thương gồm ông Ngô Đức Thanh (gãy tay), con trai Ngô Văn Tịnh, bà Võ Thị Cương và Phan Thị Hằng ra Bệnh viện Quân khu 4, TP Vinh để điều trị. Hiện Công ty đã lo toàn bộ chi phí, hoàn tất thủ tục nhập viện, cắt cử người chăm sóc…

Pháp luật công minh, chính sách Nhà nước ưu tiên đến cuộc sống người dân miền núi, biên giới và hải đảo, phát triển kinh tế cộng đồng, quyền tự do dân chủ được chú trọng. Không riêng ở tỉnh Hà Tĩnh, chính quyền địa phương, các cấp các ngành cần có cách nghĩ, cách làm, giao đất, cho thuê đất đúng quy trình, đúng luật pháp để người dân sinh sống gần rừng có quyền sử dụng đất, quyền tự do sản xuất, khai thác công bằng như các doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa, giảm bớt tranh chấp, xung đột, gây mất trật tự an toàn xã hội ở địa bàn dân cư.

Trần Đông



Tin Tức Hà Tĩnh 
Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
SEX ONLINE, JAV ONLINE, SEX ONLINE| PORN ONLINE| JAV HD ONLINE|, Kho ga me lam, Tin tuc game, lien minh huyen thoai, fifa online,