Đăng nhập thành viên

Thăm dò

Bạn thuộc độ tuổi nào?

13 tuổi - 17 tuổi.

18 tuổi - 24 tuổi.

25 tuổi - 30 tuổi.

30 tuổi - 50 tuổi.

Trên 50 tuổi

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 49


Hôm nayHôm nay : 10273

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 95249

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 14172784

Trang nhất » Tin Tức » Quê Hương

Hương Khê, Hà Tĩnh: Tuyên truyên thực hiện KHHGĐ trong vùng giáo

Thứ tư - 18/12/2013 08:47
Thực hiện chương trình công tác Dân số năm 2013 của Trung tâm Dân số về việc khám chăm sóc SKSS cho đồng bào vùng công giáo, trong hai ngày từ ngày 12 và 13/12/2013, Trung tam Dân số- KHHGĐ huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng huyện đã tổ chức khám tư vấn chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho đồng bào vùng công giáo thuộc 2 xã thụ hưởng Đề án Hương Lâm và Gia Phố.




Tuyên truyên, khám, tư vấn KHHGĐ cho phụ nữ vùng sâu, vùng xa, vùng giáo
             Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp về công tác Dân số- KHHGĐ, trên địa bàn vùng giáo đã có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ sinh trên hai con đã có phần hạn chế, tỷ lệ áp dụng BPTT hiện đại ngày càng được nhiều người áp dụng, song bên cạnh đó cùng với sự nỗ lực của các cấp, sự phối hợp của các ngành, đoàn thể và sự nỗ lực của ngành Dân số-KHHGĐ địa phương, công tác Dân số- KHHGĐ trên địa bàn ở 2 xã đang gặp không ít khó khăn trong công tác tuyên truyền vận động...
            Để thay đổi nhận thức của người dân, đặc biệt là đồng bào công giáo về sức khỏe sinh sản, Ban Dân số- KHHGĐ của các xã đã chủ động tích cực tuyên truyền về chính sách Dân số để đồng bào vùng giáo thực hiện các chính sách về Dân số của Đảng và Nhà nước ban hành. Mô hình sinh ít con được nhiều gia đình chấp nhận, đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói giảm nghèo, từ đó từng bước nâng cao chất lượng Dân số, tuy nhiên, quá trình triển khai công tác Dân số-KHHGĐ trên địa bàn 2 xã Hương Lâm, Gia Phố đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, đối mặt với tỷ lệ sinh trên 2 con có nguy cơ gia tăng, tỷ lệ mất cân bằng giới tính thiếu tính ổn định vững chắc. Trung tâm Dân số- KHHGĐ huyện xác định cần phải tập trung đầu tư công tác truyền thông tư vấn, chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho địa phương khó khăn...
            Hương Lâm là miền núi đặc biệt khó khăn xã nghèo vùng sâu, vùng xa có đông người theo đạo Công giáo với 37,7% dân số toàn xã. Với địa bàn của một xã đông bà con giáo dân, phong tục tập quán văn hóa, nhất là quan niệm về sinh sản của người dân chịu ảnh hưởng nhiều của giáo lý và giáo luật Công giáo...Do đó, công tác Dân số- KHHGĐ ở xã Hương Lâm đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, trong nhiều năm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và tỷ lệ sinh con thứ ba cao, nhất là ở vùng có đông đồng bào theo đạo công giáo. Cùng với giải pháp giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên, cần tập trung cao cho công tác điều tra, khảo sát thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh để đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng. Những năm gần đây, tỷ số giới tính khi sinh ở Hương Lâm thường ở mức báo động đỏ, năm 2011 là 128 bé trai/100 bé gái, 2012 là 117 bé trai/100 bé gái, tỷ lệ sinh con thứ 3 gần 30%.
            Để làm tốt công tác tuyên truyền vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi cho bà con giáo dân, Ban Dân số- KHHGĐ xã cùng với cán bộ Chuyên trách Dân số xã đã xuống tận thôn, xóm để tuyên truyền, tư vấn cho chị em phụ nữ hiểu được lợi ích của việc áp dụng các biện pháp tránh thai phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động đã làm thay đổi nhận thức của chị em phụ nữ. Trong ngày tổ chức khám tư vấn chăm sóc SKSS/KHHG đã tổ chức khám cho gần 170 chị em phụ nữ qua đó đã phát hiện 117 ca bị viêm nhiễm đường sinh sản, soi tươi cho 117 ca, đặt DCTC cho 8 người, tư vấn cho các chị em áp dụng các BPTT phù hợp với mình.
            Cùng với Hương Lâm xã Gia Phố là xã có số đồng bào theo đạo Thiên chúa đông của huyện Hương Khê, trên 80% số dân ở địa phương, số phụ nữ 15- 49 có chồng 702, Tỷ lệ áp dụng BPTT 88%. Năm 2011 tỷ số giới tính khi sinh ở Gia Phố là 159 bé trai/100 bé gái; năm 2013 tỷ số giới tính khi sinh là 151 bé trai/100 bé gái tỷ lệ sinh con thứ 3 là 34%. Xác định được những khó khăn, trong công tác dân số, cùng với việc tổ chức tốt các hoạt động truyền thông của Đề án Tăng cường các hoạt động truyền thông Dân số/SKSS/KHHGĐ ở vùng có đông đồng bào công giáo, các cấp ủy Đảng, chính quyền ở cơ sở vùng giáo đã tổ chức tốt việc quán triệt, phổ biến, tuyên truyền các chính sách quan trọng của Đảng, Nhà nước đối với công tác dân số trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, tích cực vận động người thân, nhân dân cùng thực hiện. Có nhiều tấm gương gia đình giáo dân thực hiện tốt chính sách Dân số-KHHGĐ. Cùng với đó, đội ngũ cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số có nhiều nỗ lực, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền triển khai chương trình mục tiêu Dân số-KHHGĐ tại vùng giáo có hiệu quả.  
            Để đổi mới phương pháp tuyên truyền, Gia Phố còn kết hợp, lồng ghép nội dung truyền thông về dân số- kế hoạch hóa gia đình vào nội dung các chương trình của Đề án  “Can thiệp, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”, tổ chức nhiều buổi tọa đàm, tư vấn trực tiếp tại hộ gia đình, họp nhóm nhỏ về các nội dung liên quan đến Dân số- KHHGĐ, thu hút hàng trăm lượt chị em phụ nữ tham dự, trong đó có đông là phụ nữ Công giáo. Qua ngày khám tư vấn chăm sóc SKSS/KHHG đã tổ chức khám cho 142 chị em phụ nữ qua đó đã phát hiện 87 ca bị viêm nhiễm đường sinh sản, soi tươi cho 87 ca, đặt DCTC là 18 người tư vấn cho các chị em áp dụng các BPTT phù hợp với mình.
      Trong thời gian tới, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác dân số vùng giáo cần nhân rộng mô hình đề án “ Nâng cao chất lượng tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho đồng bào theo đạo Công giáo ”. Cần phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các Cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông vận động về Dân số/SKSS/KHHGĐ với nhiều nội dung và hình thức phong phú, đặc biệt duy trì tốt mô hình Câu lạc bộ " Không sinh con thứ 3" "Gia đình trẻ "… Để hoạt động truyền thông Dân số/SKSS/KHHGĐ ở vùng giáo có hiệu quả thì người cộng tác viên dân số cần phải kiên trì, bền bỉ với mục tiêu “mưa dầm thấm lâu”. Cần phải kết hợp chặt chẽ với các chức sắc tôn giáo, những người có uy tín trong cộng đồng để tuyên truyền vận động, có như thế, công tác Dân số-KHHGĐ ở vùng giáo mới đạt được những kết quả như mong muốn./.
Văn Định
Trung tâm Dân số- KHHGĐ
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
SEX ONLINE, JAV ONLINE, SEX ONLINE| PORN ONLINE| JAV HD ONLINE|, Kho ga me lam, Tin tuc game, lien minh huyen thoai, fifa online,