Tại lớp 2- VNEN, trường tiểu học Hương Trà Thành phần tham dự là CBQL, Tổ trưởng tổ 1 và tổ 2,3; GV dạy lớp 1, đại diện giáo viên dạy khối 2, khối 3 các trường tiểu học trong toàn huyện. Tại trường tiểu học Hương Trà, nơi đang triển khai thí điểm mô hình trường học mới và chương trình dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo công nghệ giáo dục; trường đã bố trí 4 lớp dạy để các thầy cô dự giờ, thăm lớp, trao đổi cùng học sinh và giáo viên dạy tại các lớp này.
Sau dự giờ, thăm lớp, trao đổi tại các lớp theo sự phân công, Ban tổ chức đã chia thành 2 nhóm: nhóm tham dự chương trình Tiếng Việt theo CGD và nhóm tham dự tại lớp VNEN để trao đổi, chia sẻ những điều quan sát trong tiết học, những ghi nhận từ tiếp xúc với học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp, trang trí, không gian lớp học … so với lý thuyết của mô hình và chương trình đã được tiếp cận trước đó.
Các ý kiến được tất cả đồng tình là:
- Tại lớp học VNEN:
+ Học sinh thật sự tự chủ, tự học; năng động, tự tin rõ rệt; có tinh thần hợp tác và trợ giúp trong nhóm tốt điều mà trước khi chưa được tiếp cận và với lần tham gia trước (29/10/2013) còn có ý kiến hoài nghi. Học sinh thể hiện được tính tự tin khi hoạt động khởi động của Hội đồng tự quản và các nhóm, cá nhân giới thiệu về mình, tổ chức các trò chơi trước lớp và quý thầy cô giáo thăm lớp; đảm bảo 10 bước học tập.
+ Giáo viên thực sự đóng vai trò tổ chức các hoạt động, ít nói, ít phải làm việc; là người kiểm soát các hoạt động học tập và trợ giúp đúng lúc (khi học sinh thật sự cần trợ giúp nhóm- cá nhân); đảm bảo 5 bước trong quy trình dạy học.
+ Lớp học trang trí đẹp mắt, thân thiện thể hiện được nhiều nội dung, tiện lợi trong việc sử dụng các tài liệu từ góc thư viện; thể hiện được bản sắc quê hương từ góc cộng đồng; đem đến niềm vui khi nhìn sản phẩm học tập của mình và vui vẻ khi nhận được các lời chia sẻ của cô giáo và bạn bè từ hộp thư vui…
Hình thức tổ chức lớp học đã thay đổi hẳn so với cách dạy học truyền thống.
+ Đánh giá kết quả học tập qua các hoạt động thể hiện được tính dân chủ và cộng đồng trong các nhóm, việc mà trước đây chỉ là quyền của giáo viên.
+ Có ý kiến băn khoăn trong việc quản lí, kiểm soát học sinh yếu hơn trong các nhóm (HS nhút nhát); công tác đánh giá của học sinh có thể chưa được thực chất khi có bạn yếu hơn nhưng vẫn được đánh giá tốt, làm sao để cộng đồng cùng đánh giá …; việc trang trí lớp học như vậy có những khó khăn … Đề xuất ngành chỉ đạo các trường có thể sử dụng qui trình và tổ chức lớp học theo mô hình VNEN.
- Về dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo CGD:
+ Giáo viên đã thực hiện tốt quy trình 4 việc;
+ Học sinh phát âm khá tốt; đưa vần vào mô hình đúng; một số em viết đẹp;
+ Một số điểm mà giáo viên cần chú ý hơn đó là quá trình kiểm soát việc học của học sinh, không sử dụng đồng thời các lệnh (kí hiệu- khẩu lệnh) và quan tâm hơn trong tư thế ngồi của học sinh (viết-đọc). Một số boăn khoăn như thời lượng bài học khá dài; có triển khai đại trà trong năm học tiếp theo không?... đề xuất cho CBQL, GV được dự giờ dạy ở đầy đủ các mẫu trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 1.
- Lời kết: Các ý kiến của tại nhóm VNEN và nhóm CGD đã được các giáo viên trực tiếp đứng lớp tiếp thu, giải trình theo quy trình dạy học của VNEN, CGD; hướng dẫn thống nhất chỉ đạo của Sở GD&ĐT. Phòng GD&ĐT tiếp thu đề xuất của cơ sở để tiếp tục rút kinh nghiệm chỉ đạo trong thời gian tới. Nhân rộng việc tổ chức lớp học mà ở đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; đảm bảo cho học có khả năng tự học, có năng lực hợp tác nhóm, hình thành các kĩ năng như kĩ năng ra quyết định, kĩ năng kiềm chế cảm xúc, kĩ năng giao tiếp, làm việc và hợp tác nhóm… tự tin trong cuộc sống; giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập, trợ giúp đúng lúc cho học sinh. Để thực hiện được yêu cầu này CBQL, GV cần có một sự thay đổi trong nhận thức, thay đổi hẳn cách dạy truyền đạt, cung cấp, làm thay bằng việc tổ chức, hướng dẫn, trợ giúp đúng lúc; học sinh từ thế bị động, chờ đợi sang thế chủ động, tự tin, tự lập và tương trợ lẫn nhau… Việc trang trí lớp học theo VNEN không máy móc, giáo viên không tự in ấn, trang trí mà đó là sự tham gia thật sự của học sinh, cộng đồng.
Lê Hữu Tân – Phòng GD&ĐT Hương Khê