Đang truy cập :
75
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 74
Hôm nay :
20331
Tháng hiện tại
: 538228
Tổng lượt truy cập : 20003074
Trung Quốc cử hành quốc khánh tại Hoàng Sa của Việt Nam
THX đưa tin, sáng ngày 1/10 quốc kỳ Trung Quốc lần đầu tiên đã được kéo lên theo tiếng quốc ca kỷ niệm lần thứ 63 năm Quốc khánh Trung Quốc tại đảo Vĩnh Hưng (thực chất là đảo Phú Lâm của Việt Nam) thuộc cái gọi là thành phố Tam Sa được thành lập trái phép hồi giữa năm nay.
![]() |
Cơ sở của Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm |
Gia Lai: 4 trẻ sinh non chết trong 1 tuần
- Trong những ngày qua, người dân làng Đê Goh (có 100 hộ dân) thuộc xã Đăk Sơ Mei, huyện Đăk Đoa, Gia Lai hết sức hoang mang, lo lắng về chuyện 4 đứa trẻ sơ sinh trong làng tử vong chỉ trong một tuần.
Sự việc bắt đầu từ ngày 21/9, khi người dân làng Đê Goh ngỡ ngàng thấy một chiếc xe taxi lạ lẫm về làng và chạy thẳng đến nhà anh Chum (SN 1989). Chị Key (SN 1995) vợ anh Chum từ trên xe ôm đứa trẻ sơ sinh bước xuống với hai hàng nước mắt chảy dài, khóc khản cả tiếng.
Linh cảm có chuyện chẳng lành, bà con dân làng kéo đến thăm hỏi thì được biết, cháu bé con vợ chồng anh Chum mới lọt lòng được hơn một tuần tuổi đã yểu mệnh, chết non.
Trẻ tử vong liên tiếp dù được khám, siêu âm thai
Cưới nhau từ đầu năm 2012, vợ chồng anh Chum mang thai đứa con đầu lòng. Khi vợ mang bầu được 5 tháng, anh Chum có đưa vợ đi siêu âm tại một phòng khám ở thị trấn Đăk Đoa (huyện Đăk Đoa). Kết quả siêu âm cho thấy, thai nhi bình thường và dự đoán sinh vào ngày 5/11.
Kết quả siêu âm của chị Key khi thai nhi hơn 21 tuần tuổi
Ngày 10/9, vợ chồng anh Chum cùng lên rẫy hái cà phê. Tối cùng ngày, chị Key nghe đau bụng dữ dội nên được nhập viện bệnh đa khoa huyện Đăk Đoa điều trị. Sáng ngày 11/9, chị Key sinh non một bé trai khoảng 7 tháng tuổi, cân nặng 1,9kg.
Vì điều kiện bệnh viện tuyến huyện nên các bác sĩ phải cho chuyển cháu bé lên bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai để được chăm sóc tốt hơn. Tuy nhiên, sau gần 10 ngày điều trị, ngày 20/9, cháu bé đã tử vong và được gia đình đưa về chôn cất.
Tuy nhiên một ngày sau đó, khi người dân trong làng chưa lo xong đám tang cho con vợ chồng anh Chum, thì lại nhận thêm một tin dữ khác: Bé trai sơ sinh của vợ chồng anh Ên và chị Noan cũng đã tử vong tại bệnh viện và được đưa về làng lo chôn cất.
Vợ chồng anh Ên (SN 1984) và chị Noan (SN 1992) cưới nhau vào tháng 9/2011. Trong thời gian chị Noan mang bầu, anh Ên đã đưa vợ đi siêu âm 2 lần vào lúc thai nhi 4 tháng và 7 tháng tuổi.
Theo anh Ên cho biết thì các kết quả siêu âm đều cho thấy thai nhi bình thường và sẽ sinh vào giữa tháng 11.
Vợ chồng anh Ên và chị Blek thẫn thờ không hiểu chuyện gì đã xảy ra với hai đứa con đầu lòng
Rạng sáng ngày 20/9, chị Noan chuyển dạ nên anh Ên gọi xe taxi đưa vợ đi vào bệnh viện đa khoa huyện Đăk Đoa. Tuy nhiên, khi đi được nửa chặng đường thì chị Noan đã sinh cháu bé.
Tại bệnh viện đa khoa huyện Đăk Đoa, các bác sĩ cho biết cháu bé cháu bé sinh non mới được khoảng 7 tháng tuổi, cân nặng 1,5kg. Các bác sĩ đã cho chuyển cháu bé lên bệnh viện tuyến trên. Chiều ngày 21/9 cháu bé đã tử vong tại bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai.
Chuyện 2 cháu bé sinh non trong làng liên tiếp đã tử vong làm cho dân làng chưa hết bàng hoàng, lo lắng. Đến ngày 26/9, người dân trong làng càng hoảng hốt khi biết tin 2 bé trai song sinh của vợ chồng anh Ngân (SN 1991) và chị Blek (SN 1990) cũng chết ngay khi vừa lọt lòng mẹ.
Hai bé trai của vợ chồng anh Ngân cũng sinh non 7 tháng tuổi, mỗi cháu cân nặng 1,5kg. Ngày 25/9, sau khi chị Blek nhập viện đa khoa huyện Đăk Đoa và cùng ngày được chuyển viện lên bệnh viện đa khoa tỉnh để sinh.
Được biết, hai bé trong song sinh là còn đầu lòng của anh Ngân và chị Blek. Vào ngày 24/9, chị Blek có lên rẫy dọn củi và đến sáng ngày hôm sau thì nghe đau bụng.
Trẻ chết non do thói quen, phong tục?
Anh Gum, thôn trưởng làng Đê Goh cho biết: Theo thói quen của người dân trong làng bao đời nay, khi mang thai họ vẫn đi làm bình thường dù đó là việc nặng nhọc. Từ trước đến nay, có không ít trường hợp sinh non, nhưng vẫn có nhiều cháu sống sót và khỏe mạnh.
Còn theo bác sĩ Nguyễn Tự Cường, Trưởng trạm Y tế xã Đăk Sơ Mei, những trường hợp sinh non ở làng Đê Goh rất có khả năng do người mẹ làm việc nặng, vì đây là thói quen của người dân tộc Bana. Ngoài ra, đây là vào mùa phun thuốc sâu, phun thuốc diệt cỏ của bà con nông dân trong làng, nên cũng có thể người mẹ vô tình bị ảnh hưởng…
Liên tiếp trong một tuần, ở một ngôi làng nhỏ với hơn 100 hộ dân người đồng bào dân tộc Bana đã có đến 4 cháu bé sinh non đều tử vong khiến cho người dân trong làng rất hoang mang.
Đã đến lúc ngành y tế huyện Đăk Đoa và Gia Lai cần xem xét hiện tượng bất thường này, có lời giải thích về nguyên nhân trẻ sơ sinh chết non cho bà con rõ, tránh tâm lý hoang mang, bất ổn đang bùng phát tại bản làng này.
Nguồn Vietnamnet
Hà Nội: Trộm ở siêu thị Big C, dọa bắn chết cảnh sát hình sự
- Với gương mặt lì lợm của một kẻ đầu trộm đuôi cướp, tên trộm ở siêu thị BigC Thăng Longtuyên bố “xử đẹp” cả nhân viên an ninh và lực lượng 142 nếu không thả.
|
Đối tượng Vũ Văn Hải và tang vật tại cơ quan điều tra. |
Hà Nội: Cư dân mạng phát sốt video điểm mặt xế sang "đi nhà nghỉ"
Một đoạn clip ngắn vừa được tung lên Youtube ghi lại hình ảnh đủ loại xế hộp chở các cặp uyên ương tới nhiều nhà nghỉ, khách sạn quanh Hà Nội vào giờ trưa đang khiến cộng đồng mạng “sốt xình xịch”.
Mở đầu đoạn clip là cảnh một cặp nam nữ bước ra từ bãi gửi ô tô của một nhà nghỉ nhưng qua những hình ảnh ngắn ngủi có thể nhận thấy nhân vật nam giới đang kéo người con gái đi bằng được mặc dù bị "đối tác" phản kháng. Sau đó là một cặp nam nữ khác rảo bước rất nhanh vào một nhà nghỉ trên đường Lê Đức Thọ… Tiếp ngay sau đó là những cảnh bãi gửi xe ô tô trước cửa nhiều nhà nghỉ ở Hà Nội lèn chặt các loại "xế hộp". Cá biệt trong đó có cả những chiếc xe hạng sang như Lexus…
Điều bất ngờ trong clip vừa được tung lên mạng chia sẻ video Youtube ở chỗ, “chủ nhân” đã thực hiện clip này muốn dùng như một “đòn cảnh báo” tới nhiều “đức ông chồng” và nhiều bà vợ đã… “trót ăn nem”:
![]() |
Chủ nhân của đoạn clip ngắn "tâm sự" về lý do thực hiện đoạn clip trên Youtube - Ảnh: Chụp màn hình |
Gà thải loại lại ồ ạt nhập chợ Hà Vĩ
Tình trạng buôn bán gà mía thải loại của Trung Quốc vẫn diễn ra "tấp nập" tại chợ đầu mối gia cầm Hà Vĩ (Thường Tín, Hà Nội).
Gần hai tháng sau khi Thủ tướng ra công điện yêu cầu ngăn chặn nạn vận chuyển gia cầm lậu, gà thải loại Trung Quốc được bày bán công khai tại chợ đầu mối gia cầm Hà Vĩ (Hà Nội).
Gà thải loại được bày bán công khai tại chợ đầu mối gia cầm Hà Vĩ
Có mặt tại chợ Hà Vĩ lúc 4h sáng, chúng tôi không thấy khung cảnh tấp nập quen thuộc của đội quân vận chuyển gà lậu. Đã khá "thuộc lòng" với quy trình vận chuyển gà này, chúng tôi có mặt tại bến đò An Cảnh (xã Lê Lợi, Thường Tín, Hà Nội). Tuy nhiên không thấy bóng dáng của bất cứ một xe tải chở gà nào. Tiếp cận được với người chở đò, chúng tôi được biết: "Cách đây mấy hôm, mỗi ngày có vài ba xe tải chở gà về hai ngày trở lại đây không thấy có xe tải nào chở gà về nữa. Chắc vài hôm trước có nhà báo về viết bài nên đã bị động".
Những tưởng lần này "xuất quân" mất công, tuy nhiên khi quay trở lại chợ Hà Vĩ, cảnh tượng đầu tiên chúng tôi nhìn thấy là gà thải loại được bày bán công khai ngay sát chốt kiểm dịch. Theo quan sát của chúng tôi có khoảng 16 ki ốt buôn gà thải loại hoạt động trở lại. Phía ngay đầu cổng chợ, được đa phần các lái buôn chọn mua. Theo chị L - chủ một cửa hàng buôn gà tại chợ cho biết: "Hiện tại giá gà Trung Quốc bán ở chợ Hà Vĩ đã lên 70.000đ/kg, tăng hơn so với thời điểm trước từ 15.000-20.000đ/kg trong khi gà đồi Bắc Giang chỉ có giá chừng 55.000-60.000đ/kg mà vẫn chậm tiêu thụ hơn vì da không giòn, thịt không dai, ngon".
Tiến tới phía đầu cổng, sau khi đăng tải loạt bài "Hành trình truy tìm gà siêu rẻ", nhóm PV Khám phá điện tử đã có buổi trao đổi với ông Cấn Xuân Bình - Chi cục trưởng chi cục thú y Hà Nội về thực trạng gà thải loại đang được bày bán tràn lan tại chợ Hà Vĩ. Ông Bình đã từng khẳng định sau 3 tháng nếu tình trạng buôn bán gà thải loại tại chợ Hà Vĩ vẫn tiếp diễn sẽ có biện pháp xử lý triệt để, thậm chí sẽg chợ, chúng tôi tiếp cận với một cán bộ thú y và được người này cho biết: "Cách đây mấy ngày, chúng tôi đã gửi mẫu gà loại thải TQ lên Trung tâm Kiểm tra Vệ sinh Thú y TW với mục đích xem lượng tồn dư kháng sinh, hoóc môn, chất cấm thế nào. Kết quả thế nào sẽ công bố với toàn thẻ giới truyền thông. Khi đó, nhờ các anh chị tuyên truyền tới người tiêu dùng giúp họ lựa chọn các thực phẩm sạch và an toàn".
Tiếp tục theo chân một người buôn gà từ chợ Hà Vĩ, chúng tôi có mặt tại Cầu Lủ (Kim Giang, Hoàng Mai, HN), cảnh tượng buôn bán gà mía lông diễn ra công khai và được phát giá là 60.000 đồng/kg. Khi được hỏi gà này được nhập từ đâu, chúng tôi nhận được câu trả lời từ chợ đầu mối Gia cầm Hà Vĩ (?!).
Cách đây khoảng 3 thán
đóng cửa chợ. Tuy nhiên, cam kết này có lẽ chỉ có trên văn bản?
(Nguồn 24h)
Kè tiền tỉ vừa khánh thành đã sạt lở
Mới đưa vào sử dụng từ tháng 5/2012 nhưng kè Tráng Việt (thôn Đẹp, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội) đã xuống cấp, sụt lún trầm trọng.
Công trình không chỉ lãng phí tiền tỉ của Nhà nước mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến giao thông và nguy hiểm đến tính mạng của người dân địa phương.
Để đảm bảo chống sạt lở ven sông Hồng, kè Tráng Việt được khởi công xây dựng từ năm 2010 với tổng số vốn hơn 10 tỉ đồng, do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội làm chủ đầu tư, đơn vị thi công là Công ty cổ phần xây dựng và du lịch Bình Minh. Công trình bao gồm các hạng mục: kè hộ chân 2km, làm mái kè khu vực nhà lưu niệm cơ sở cách mạng của xã, đắp đất mái kè và mở rộng đường giao thông nông thôn Đẹp (xã Tráng Việt) dài 161m.
Đến ngày 12/5/2012, kè Tráng Việt về cơ bản đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, giữa tháng 8/2012, kè đã bị sụt lún hai đoạn: đoạn 1 từ mốc C70 đến C78 với chiều dài 150m, đoạn 2 từ mốc C21 đến C23 dài khoảng 33m. Đường bêtông đỉnh kè bị đứt gãy, sụt xuống 0,5m so với thiết kế, cống dẫn thoát nước mưa xuống sông cũng bị sạt lở nghiêm trọng.
Biện pháp khắc phục tạm thời tại công trình kè Tráng Việt là đổ gạch xỉ và cắm cọc tre - Ảnh: Kiều Linh
Ông Chiến, nhà ở ven sông Hồng, bức xúc: “Họ (đơn vị thi công) chỉ đổ mặt kè bêtông trong một đêm, đổ mái cũng một đêm là xong. Cách làm qua loa đại khái, múc đất đắp thân kè rồi ấn qua loa, không đầm, không lăn, không lu nên thân kè đã sụt lún nghiêm trọng. Chỉ sau vài cơn mưa, kè đã sụt, tôi phải phá cả cái bếp đổ gạch vào mới được thế này. Phải làm như thế, nó mà lở nữa thì mất cả căn nhà”.
Ông Nguyễn Văn Khơ, chủ tịch UBND xã Tráng Việt, thừa nhận việc sạt lở xảy ra ngay từ đầu tháng 8 và hiện tại vẫn tiếp tục. Ông Khơ nói: “Chúng tôi đề nghị đơn vị thi công cũng như Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão Hà Nội sớm có kế hoạch khắc phục để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện giao thông qua đoạn kè cũng như người dân sinh sống ven sông Hồng”.
Trao đổi với PV, ông Phạm Xuân Hải, Trưởng phòng quản lý đê điều - Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão Hà Nội, cho biết kè Tráng Việt xây dựng theo hai giai đoạn: giai đoạn 1 có tổng chiều dài hơn 800m, trong đó 160m vừa hộ chân vừa có mái đá, 640m là hộ chân và mái đất; giai đoạn 2 có chiều dài 285m, hộ chân bằng đá, mái đất và đỉnh kè bêtông làm đường dân sinh.
Lý giải về vấn đề sạt lở kè, ông Hải cho rằng nguyên nhân chính là do đầu tháng 8/2012, lũ sông Hồng tràn về khiến 50% diện tích mái kè mới đắp ngập trong nước. Đến ngày 17/8, trên địa bàn Hà Nội xảy ra nhiều trận mưa lớn dẫn đến giảm sức chịu tải của mái đất, đồng thời hệ thống nước ngầm ở một số vị trí chảy rất mạnh làm sạt lở mặt đường bêtông và hệ thống dẫn ống nước ngầm.
Ngày 22/8, ngay sau khi xảy ra sự cố, Công ty cổ phần xây dựng và du lịch Bình Minh đã có công văn báo cáo về tình trạng sạt lở công trình kè Tráng Việt. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã chỉ đạo ban quản lý và nhà thầu có biện pháp khắc phục tạm thời như: đổ gạch xỉ, đất bù vào những điểm bị lún, đồng thời cắm hàng trăm cọc tre để đảm bảo không bị sạt lở phần mái.
Ông Phạm Xuân Hải khẳng định phía Công ty Bình Minh sẽ chịu trách nhiệm về việc sạt lở, đưa ra các biện pháp khắc phục và đắp lại hoàn toàn phần đường bêtông qua thôn Đẹp. Dự tính công trình sẽ hoàn thiện trong tháng 10/2012.
Nguồn Tuổi trẻ
Hồng Kông: Hai tàu đâm nhau, 25 người chết
- Ít nhất 25 người thiệt mạng sau khi 2 tàu chở khách đâm nhau ở khu vực ngoài khơi đảo Lamma của Hong Kong vào đêm hôm qua (1/10).
Tại thời điểm xảy ra tai nạn, một tàu đang chở 121 hành khách và 3 thủy thủ đến địa điểm bắn pháo hoa chào mừng Ngày quốc khánh Trung Quốc 1/10. Vụ tai nạn đã khiến thân một chiếc tàu này chìm 1 nửa.
Vào sáng ngày hôm nay (2/10), một chiếc tàu đã được kéo lên mặt nước. Hoạt động cứu hộ vẫn đang được tiếp tục. Cho đến nay, các nhân viên cứu hộ đã đưa được 123 người lên bờ. Hơn 40 người bị thương đã được đưa tới các bệnh viện để cấp cứu, bao gồm một số người bị giảm thân nhiệt.
“Trong số những người được cứu hộ, 17 người đã thiệt mạng tại hiện trường và 8 người khác đã tử vong trên đường tới bệnh viện”, một nhân viên cứu hộ cho biết.
Nhân viên cứu hộ đang kéo một chiếc tàu lên bờ
Các hoạt động cứu hộ gặp nhiều khó khăn do diễn ra vào thời gian ban đêm với tầm nhìn hạn chế cùng với nhiều chưỡng ngại vật tại hiện trường.
Một người sống sót trong vụ tai nạn cho biết: “Sau khởi hành khoảng 10 phút, một chiếc tàu đã đâu vào sườn tàu của chúng tôi với tốc độ cao. Phần đuôi tàu bắt đầu chìm và tôi nhận thấy mình chìm sâu dưới nước biển. Tôi bơi và cố gắng túm lấy phao cứu sinh. Tôi không biết 2 con nhỏ của tôi hiện đang ở đâu.”
(Nguồn Khám phá)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn