Đang truy cập :
71
Hôm nay :
9972
Tháng hiện tại
: 94948
Tổng lượt truy cập : 14172483
Bạn Dư Hồng Quảng và một số bạn khuyên tôi viết một bài giới thiệu về cây Kơnia. Tôi biết có người đã ở Pleiku hàng vài chục năm nhưng cũng chưa bao giờ biết cái cây này nó mặt ngang mũi dọc thế nào dù suốt ngày ông ổng hát: Buổi (nhưng khi hát phần lớn là phải hạ về dấu... huyền) sáng em lên rẫy, thấy bóng cây Kơnia.... Thôi thì một công đôi việc, vừa viết in báo, vừa post lên đây trình bà con...
Làng Phúc Ấm ở xã Hương Long, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh có nguồn gốc từ một bộ phận dân cư của làng Vĩnh Đại, làng Yên Hội Tùng Ảnh Đức Thọ thường bị ngập lụt do nước sông La, sông Lam tràn bờ bỏ đi khai hoang chiêu dân lập ấp mà thành. Xưa kia sinh thời gọi là làng Phốc Tát, đến thời Minh mạng (1820 – 1840) có tên là làng Phúc Ấm.
Đền Cơn Chay toạ lạc tại địa bàn xóm Giáp (nay là xóm 2) xã Phú Phong huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh nằm ở tả ngạn sông Tiêm; cách đường Hồ Chí Minh 800m về phía nam. Vùng này còn có tên gọi là Rộc Cồn.
Thác Vũ Môn nằm trên dãy núi Giăng Màn (Khai Trướng), ở phía Tây Nam huyện Hương khê với độ cao 1.700m so với mực nước biển. Theo truyền thuyết, đây là chỗ hàng năm cá Chép thi vượt thác để được hóa thành Rồng: "Mồng bảy cá đi ăn thề. Mồng tám cá về vượt Thác Vũ Môn".
Đây là Lễ hội truyền thống của người dân Hương Khê và là một nét văn hóa tâm linh tiêu biểu có một không hai ở miền Trung trong những ngày đầu năm.
Trong suốt chiều dài lịch sử gian khổ mà hào hùng của mình, dải đất hình chữ S – Việt Nam đã phải oằn mình chống đỡ nhiều cuộc chiến tranh. Và cũng từ trong những cam go, khốc liệt ấy, bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam được khẳng định. Ngoài chiến thắng Điện Biên Phủ “vang dội 5 châu, chấn động địa cầu”, cách mạng Việt Nam còn tự hào với rất nhiều chiến công hiển hách mà chiến dịch Điện Biên Phủ trên không tại Hà Nội năm 1972 là một ví dụ như thế.
Chiều 8-11, ông Lê Nhật Tân, Trưởng phòng Văn hóa huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, cho biết gần đây người dân trên địa bàn khi vào rừng sâu dùng máy để dò sắt đã phát hiện được khá nhiều hiện vật có liên quan của nghĩa quân Phan Đình Phùng, Cao Thắng năm xưa
Trên dãy Trường Sơn hùng vĩ của đất nước hình chữ S, con đường vinh dự được mang tên vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc - Đường Hồ Chí Minh đã trở thành một huyền thoại, còn mãi âm vang khúc trường ca của một thời: "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai". Ngày ấy, ngày sinh nhật Bác Hồ (19/5/1959), tuyến giao liên vận tải quân sự Trường Sơn chi viện cho chiến trường miền Nam đánh Mỹ được phát lệnh mở đường.
Có lẽ chẳng nơi đâu như dải đất hình chữ S này, lịch sử đấu tranh anh dũng lại được dệt thêu bi tráng đến thế. Máu và nước mắt, hai hệ quả không thể không có trong chiến tranh, nhưng với Đất Mẹ Việt Nam, máu và nước mắt đã làm nên huyền thoại. Và câu chuyện về sự hy sinh thầm lặng của những người Mẹ Việt Nam Anh hùng mãi là một phần linh thiêng của lịch sử.
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ là cán bộ lãnh đạo có năng lực tư duy lý luận sắc bén. Tuy chưa một lần ra nước ngoài, chưa gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và cũng chưa dự một lớp huấn luyện chính quy của Đảng, nhưng đồng chí Nguyễn Văn Cừ tỏ rõ khả năng lý luận xuất sắc. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ trong giai đoạn cách mạng 1939 - 1940 của Đảng và dân tộc ta nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đã được giải quyết một cách sáng tạo, nhuần nhuyễn, phù hợp với quy luật vận động khách quan.
Thành Sơn Phòng cũng là nơi thực dân Pháp bắt vua Hàm Nghi. Hơn 124 năm đã trôi qua, nhân dân nơi đây đã tự nguyện thay nhau thờ tự và bảo vệ những hiện vật mà vị vua yêu nước để lại.
Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) là đỉnh cao của phong trào Cần vương, và thất bại của công cuộc này cũng đã đánh dấu sự kết thúc sứ mạng lãnh đạo chống thực dân Pháp của tầng lớp sĩ phu phong kiến Việt Nam.