Đang truy cập :
112
Hôm nay :
3458
Tháng hiện tại
: 147760
Tổng lượt truy cập : 22115971
Theo nhiều tài liệu đã công bố thì Vua Trần Duệ Tông(1337-1377) có một bà phi là Trần Thị Ngọc Hào. Bà là con gái ông Trần Công Thiệu ở làng Tri Bản (nay là xã Hòa Hải huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh).
Trần Phú (1904-1932): quê ở xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh, ông sinh ngày 1-5-1904 tại phủ Tuy An tỉnh Phú Yên nơi cha ông là Trần Văn Phổ làm giáo thụ. Lên 10 tuổi, Trần Phú đã mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải sống trong những năm tháng gian khổ để học tập từ vỡ lòng đến trường Quốc học ở Quảng Trị và Huế.
Hà Huy Tập (1906-1941): Sinh tại làng Kim Nặc tổng Thổ Ngoạ nay là xã Cẩm Hưng, huyện cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh một vùng quê giàu truyền thống cách mạng.
Nguyễn Công Trứ (1778-1858): lúc nhỏ tên là Củng, tự là Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, quê làng Uy Viễn nay là xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm Mậu Tuất (1778) ở huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình. Thuở nhỏ Nguyễn Công Trứ là một thiếu niên anh tuấn có tài văn chương lại có ý chí mãnh liệt nên muốn ra tay “kinh bang tế thế” nhưng công danh đến với ông khá muộn màng.
Phan Đình Phùng (1843-1896): Sinh tại làng Đông Thái, xã Yên Hạ, tổng Việt Yên, huyện La Sơn phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh (nay là xã Tùng Ảnh huyện Đức Thọ) một vùng quê có nhiều người thành đạt trên con đường khoa bảng.
Lê Hữu Trác (1724-1791): Lê Hữu Trác lúc trẻ gọi là Chiêu Bảy, sau lấy hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, sinh ra ở Văn Xá làng Lưu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là thôn Tiêu Xá, xã Văn Xá, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên) mất tại xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.